Quy trình chuẩn trồng răng implant an toàn, thẩm mỹ

Kỹ thuật cần sự chính xác tuyệt đối

 

Nguyên nhân chính khiến trồng răng implant thất bại thường do thực hiện không đúng quy trình trồng răng implant. Từ đó dẫn đến những biến chứng sau khi trồng răng implant như nhiễm trùng, sưng tấy vùng trồng răng implant, viêm đau quanh trụ implant, bị tổn thương các mô xung quanh hoặc trụ implant cắm không đúng vị trí.

Thực tế, để trồng răng implant đúng kỹ thuật, ngoài việc giỏi nghề, còn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận của bác sĩ khi thực hiện. Để làm một chiếc răng implant hoàn chỉnh, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật cho khách hàng, bác sĩ sẽ sử dụng một trụ implant (làm bằng titanium) đặt vào xương hàm ngay tại vị trí mất răng để tạo chân răng. Trụ titanium có khả năng tích hợp tốt với xương ổ răng và nướu một cách nhanh chóng, không bị biến chất, tồn tại được lâu dài, thậm chí là trọn đời nếu biết chăm sóc và giữ gìn đúng cách. Sau đó bọc mão răng sứ đã chế tạo theo đúng tỉ lệ phù hợp lên trụ implant thông qua khớp nối.

Đặc biệt, dù mỗi hãng implant có các khớp nối abutment tiêu chuẩn để kết nối trụ implant với răng sứ, nhưng mỗi khách hàng có cơ địa và cấu trúc răng khác nhau nên việc kết nối không phải lúc nào cũng đạt kết quả tốt. Vì vậy, nhà máy sản xuất răng sứ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo các khớp nối theo yêu cầu của bác sĩ giúp cho răng sứ trên implant được đặt đúng tiêu chuẩn với độ thẳng, độ nghiêng phù hợp với khớp cắn của từng khách hàng.

Quy trình chuẩn an toàn, thẩm mỹ

Quy trình trồng răng chuẩn nhằm hạn chế tối đa biến chứng, không gây đau nhức, ê buốt răng trong và sau khi trồng răng implant. Nhờ đó, khách hàng có hàm răng hoàn chỉnh, màu sắc răng trắng sáng, bóng đẹp tự nhiên, hình dáng như răng thật, ăn nhai dễ dàng.

Quy trình chuẩn gồm sáu bước:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng khách hàng để xác định các bệnh răng miệng cơ bản, từ đó có hướng điều trị và tư vấn cụ thể.

Bước 2: Khách hàng được chụp phim X-quang kỹ thuật số 3D Cone beam CT để đánh giá tổng thể cấu trúc xương hàm theo 3 chiều không gian như xương có bị thiếu không, cấu trúc giải phẫu, hệ thống dây thần kinh liên quan từ đó lên kế hoạch implant toàn diện cho từng khách hàng.

Tuy nhiên, không phải phòng khám nha khoa nào cũng có máy X-quang kỹ thuật số 3D nên có thể dẫn tới tình trạng không tiên lượng hết mức độ khó của từng trường hợp dẫn đến kết quả đặt implant không tốt.

Bước 3: Thực hiện giả định trồng răng implant bằng phần mềm Simplant 3D để mô phỏng cho khách hàng thấy trước các vị trí trồng răng implant. Từ đó đưa ra chi tiết từng lát cắt xương hàm với kích thước chuẩn xác trong không gian ba chiều. Nhờ công nghệ này, mọi ca cấy ghép răng đều chính xác và an toàn dựa trên dữ liệu cụ thể, chứ không phải ước lượng như phòng khám thông thường.

Bước 4: Trồng răng implant. Đa số các trường hợp chỉ cần gây tê tại ví trí cấy ghép, nếu phức tạp sẽ gây mê, để khách hàng không có giảm giác đau, khó chịu khi trồng răng

Việc trồng răng implant được thực hiện trong điều kiện vô trùng, các dụng cụ trang thiết bị được thực hiện đúng theo quy trình vô trùng ngoại khoa để mọi ca trồng răng implant đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá lực tác động lên implant. Các bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim toàn cảnh (Panorex) hoặc phim Cone bean CT để xem implant có khít, tích hợp xương tốt không. Đồng thời đánh giá mức chịu lực tác động lên implant và răng sứ khi nhai, đảm bảo mọi hoạt động, chức năng ăn nhai ổn định.

Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu và tái khám định kỳ. Khách hàng sẽ được chăm sóc 24/24 sau hậu phẫu, hẹn lịch tái khám và tư vấn chế độ chăm sóc nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.

 
Bài trước Bài sau